Quản lý dự án CNTT

  1. I.       Tổng quan khóa học:

Khóa học cung cấp kiến thức tổng quan về quản lý dự án CNTT đầu tư từ nguồn NSNN. Các mặt quản lý chủ đạo trong vòng đời dự án như quản lý tổng hợp, quản lý các bên liên quan, quản lý phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, rủi ro, nhân lực, truyền thông và mua sắm được xây dựng theo chương trình quản lý dự án chuyên nghiệp giúp người học trang bị và hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng nền tảng để quản lý dự án thành công.

  1. II.     Thời lượng:  2 ngày (16 giờ).

III. Đối tượng tham gia:

  • Lãnh đạo, quản lý và chuyên viên chuyên trách hoặc tham gia triển khai chuyển đổi số trong CQNN, DNNN.

IV. Nội dung khóa học:

Tổng quan về quản lý dự án CNTT:

  • Định nghĩa dự án, dự án CNTT theo Nghị định 73/2019/NĐ-CP;
  • Định nghĩa quản lý dự án;
  • Thuộc tính và các yếu tố cơ bản của dự án;
  • Các nội dung quản lý dự án;
    • Cấp độ dự án và quản lý dự án;
    • Giám đốc quản lý dự án;
    • Mô hình tổ chức quản lý dự án;
  • Các lĩnh vực trong quản lý dự án:
    • Lĩnh vực chính: Phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, tổng hợp;
    • Lĩnh vực hỗ trợ: Các bên liên quan, nhân lực, truyền thông, rủi ro, mua sắm.
  • Định nghĩa thành công của dự án;
  • Vòng đời dự án.

Quản lý tổng hợp:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Xây dựng tài liệu dự án;
    • Lựa chọn dự án;
    • Các chỉ số tài chính của dự án.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý dự án;
  • Định hướng và quản lý dự án;
  • Quản lý tri thức dự án;
    • Các loại tri thức;
    • Đặc điểm quản lý tri thức.
  • Giám sát và kiểm soát công việc;
  • Quản lý thay đổi tích hợp;
  • Đóng dự án hoặc pha dự án.

Quản lý các bên liên quan:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Xác định các bên liên quan:
    • Đặc điểm các bên liên quan;
    • Mô hình phân loại và sắp xếp các bên liên quan;
    • Chiến lược quản lý gắn kết của các bên liên quan.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý các bên liên quan:
    • Ma trận đánh giá sự tham gia của các bên liên quan;
    • Nội dung kế hoạch quản lý các bên liên quan.
  • Quản lý sự tham gia của các bên liên quan:
    • Kỹ năng quản lý và tương tác.
  • Giám sát sự tham gia của các bên liên quan.

Quản lý phạm vi:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Thu thập yêu cầu:
    • Các kỹ thuật thu thập yêu cầu;
    • Cân bằng yêu cầu giữa các bên liên quan;
    • Tài liệu mô tả yêu cầu.
  • Xác định phạm vi;
  • Xây dựng cấu trúc phân việc (WBS);
    • Luật 100%;
    • Phương pháp tạo WBS;
    • Trình bày và mô tả WBS.
  • Kiểm tra phạm vi;
  • Quản lý phạm vi.

Quản lý thời gian:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Xác định các hoạt động:
    • Định nghĩa và thuộc tính hoạt động;
    • Mốc thời gian dự án (milestone).
  • Sắp xếp các hoạt động:
    • Chuỗi các hoạt động;
    • Phương pháp PDM và CPM;
    • Leads và Lags.
  • Ước lượng nguồn lực cho các hoạt động:
    • Lịch biểu về nguồn lực;
    • Công bố dữ liệu ước lượng về nguồn lực.
  • Ước lượng thời gian của các hoạt động:
    • Ước lượng phi khoa học;
    • Ước lượng PERT.
  • Xây dựng kế hoạch:
    • Phân tích chuỗi hoạt động;
    • Bổ sung mốc thời gian (milestone), khoảng trống (float) và khoảng thêm (buffer);
    • Các sơ đồ kế hoạch: Sơ đồ network, sơ đồ Gantt, sơ đồ milestone;
    • Dữ liệu và thông tin bổ sung cho kế hoạch;
    • Phương pháp CPM.
  • Quản lý kế hoạch.

Quản lý chi phí:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Vòng đời chi phí và kỹ thuật giá trị;
  • Ước lượng chi phí:
    • Quan hệ chi phí và rủi ro;
    • Các kiểu chi phí;
    • Sai số các cấp độ ước lượng chi phí.
  • Xác định ngân sách;
  • Kiểm soát chi phí:
    • Quản lý thay đổi về chi phí;
    • Nguyên tắc chi phí trong dự án;
    • Quản lý giá trị đạt được;
    • Các tham số đánh giá chi phí và lịch biểu.

Quản lý chất lượng:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Chất lượng và cấp độ;
  • Phân tích giới hạn biên và tính kịp thời trong chất lượng;
  • Quản lý chất lượng toàn diện;
  • Tiêu chuẩn chất lượng;
  • Lập kế hoạch về chất lượng;
  • Quản lý việc đảm bảo chất lượng;
  • Quản lý việc kiểm soát chất lượng.

Quản lý nhân lực:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Vai trò, trách nhiệm, năng lực của các thành viên dự án;
  • Xây dựng kế hoạch nhân lực;
    • Các kỹ thuật xây dựng và tổ chức quản lý nhân sự;
    • Nội dung kế hoạch nhân lực.
  • Hình thành nhóm dự án;
  • Phát triển nhóm dự án;
    • Đặc điểm và hoạt động xây dựng nhóm;
    • Các lý thuyết về động lực làm việc.
  • Quản lý nhóm dự án:
    • Quản lý xung đột;
    • Các kỹ thuật xử lý xung đột;
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề;
    • Phong cách lãnh đạo và trách nhiệm của giám đốc quản lý dự án;
    • Các kỹ năng cần thiết của giám đốc dự án.

Quản lý truyền thông:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Chiều trong hoạt động truyền thông;
  • Phân tích các bên liên quan:
    • Kỹ thuật thu thập thông tin định tính và định lượng về các bên liên quan;
    • Chiến lược quản lý các bên liên quan.
  • Lập kế hoạch truyền thông:
    • Mô hình truyền thông cơ bản;
    • Các phương thức truyền thông.
  • Phân phối thông tin;
  • Quản lý kỳ vọng của các bên liên quan;
  • Báo cáo hiệu quả.

Quản lý rủi ro:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Định nghĩa và các khái niệm về rủi ro trong tổ chức;
  • Các yếu tố rủi ro;
  • Lập kế hoạch quản lý rủi ro;
    • Phân loại rủi ro;
    • Nội dung kế hoạch quản lý rủi ro.
  • Nhận dạng rủi ro:
    • Các kỹ thuật thu thập và phân tích rủi ro.
  • Thực hiện phân tích rủi ro định tính:
    • Các kỹ thuật phân tích đối tượng rủi ro định tính và tình huống áp dụng;
    • Ma trận ảnh hưởng xác suất.
  • Thực hiện phân tích rủi ro định lượng:
    • Các kỹ thuật phân tích đối tượng rủi ro định tính;
  • Kế hoạch phản ứng rủi ro:
    • Các chiến lược phản ứng rủi ro.
  • Giám sát và quản trị rủi ro.

Quản lý mua sắm:

  • Mục tiêu và các công việc chính;
  • Vai trò của giám đốc dự án trong hoạt động mua sắm;
  • Lập kế hoạch mua sắm:
    • Quyết định mua hay làm;
    • Các loại hợp đồng;
    • Tài liệu mua sắm;
    • Chỉ định thầu;
    • Một số thông tin cần thiết để đánh giá hồ sơ thầu.
  • Xây dựng yêu cầu mua sắm:
    • Nội dung thương thảo, mục tiêu;
    • Nội dung và các dạng hợp đồng.
  • Quản lý mua sắm;
  • Kết thúc mua sắm.
  • Học trực tuyến

  • Học tại Hồ Chí Minh

  • Học tại Hà Nội


Các khóa học khác